Bài thi: Nguyễn Cao Hoàng Tuấn

Ngày tháng năm sinh: 14/01/2001

Tỉnh/ Thành phố đang sinh sống: TP HCM

Nơi học tập/ Công tác: Arena Hồ Văn Huê

Bảng dự thi: Học viên

Hạng mục: Nhiếp ảnh

GIỚI THIỆU BẢN THÂN

Tôi là một người đam mê nhiếp ảnh và thiên nhiên vô cùng, luôn tìm kiếm cách để lấy cảm hứng từ thế giới xung quanh và thể hiện nó qua lăng kính của mình. Cuộc thi “Show It NOW” không chỉ là một cơ hội cho tôi thể hiện khả năng sáng tạo của mình, mà còn là một cơ hội để lan tỏa thông điệp về nhận thức đối với ngôi nhà chung của chúng ta.

Lý do tôi muốn tham gia cuộc thi “Show It NOW” là vì tôi tin rằng thông qua nhiếp ảnh, tôi có cơ hội thể hiện quan điểm và cảm xúc của mình về môi trường và tạo tinh thần chung trong việc bảo vệ Trái Đất. Cuộc thi không chỉ là cơ hội để tôi thể hiện tài năng nhiếp ảnh của mình, mà còn là cơ hội để cùng nhau lan tỏa thông điệp quan trọng về sự cần thiết của bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững cho hành tinh chúng ta.Tôi hy vọng qua tác phẩm của mình, tôi có thể cống hiến một phần nhỏ của mình cho sự thay đổi tích cực và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn cho Trái Đất.

HẠNG MỤC NHIẾP ẢNH

MÔ TẢ Ý TƯỞNG

HÀNH TRÌNH CỦA NGƯỜI HÙNG VÀ RÁC THẢI

Trái Đất đang kêu cứu! Sự ô nhiễm đang dần phá hủy đi “Hòn bi xanh” của chúng ta và thế hệ mai sau. Từ một hành tinh xinh đẹp, ngập tràn sắc xanh cho tới hiện tại, ngôi nhà chung của toàn nhân loại đang rơi vào tình thế cấp bách với sự biến đổi khí hậu chủ yếu với 6 nguyên nhân cốt lõi chính.


1. Thải khí thải từ công nghiệp: Các hoạt động công nghiệp, như sản xuất, năng lượng, và vận chuyển, tạo ra lượng lớn khí thải gồm các khí như CO2, SO2, Nox và các hợp chất hữu cơ bay hơi. Các khí thải này góp phần vào hiện tượng hiệu ứng nhà kính khí tạo và gây biến đổi khí hậu. Hiệu ứng này tạo ra một môi trường trong suốt khí quyển cho phép ánh sáng mặt trời đi qua nhưng ngăn chặn một phần nhiệt độ phản xạ từ bề mặt Trái Đất thoát ra ngoài không gian.


2. Ô nhiễm không khí từ giao thông: Phương tiện giao thông, như ô tô và máy bay,… phát thải các chất gây ô nhiễm như CO2, SO2, Nox, các hợp chất hữu cơ bay hơi khác và các hạt bụi mịn. Các phương tiện giao thông đóng góp vào sự ô nhiễm không khí và cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí.


3. Sử dụng năng lượng hóa thạch: Quá trình sản xuất, sử dụng và đốt cháy năng lượng hóa thạch, như than và dầu mỏ để sản xuất năng lượng điện trong sinh hoạt và sản xuất cho nhu cầu con người, tạo ra lượng lớn khí CO2. Khí CO2 là một trong những loại khí nhà kính chính, gây hiệu ứng nhà kính và tăng nhanh quá trình biến đổi khí hậu. Ngoài ra SO2 (sulfur dioxide), NOx (nitrogen oxides), và các hạt bụi mịn, góp phần vào vấn đề ô nhiễm không khí và tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân.


4. Rừng phá hủy: Sự phá rừng phục vụ cho mục đích kinh tế dẫn đến mất môi trường sống cho các loài cây và động vật, giảm khả năng hấp thụ CO2 từ không khí. Sự mất rừng cũng làm gia tăng lũ lụt, làm tăng khả năng thông hơi và giảm khả năng kiềm chế hiện tượng nhiệt đới.


5. Nông nghiệp và quản lý chất thải: Nông nghiệp tạo ra khí nitrous oxide (N2O) từ việc sử dụng phân bón, quá trình phân hủy sinh học của các chất hữu cơ, cùng với methane (NH4) từ quá trình tiêu hóa của các loài gia súc. Quản lý chất thải rắn và chất thải sinh học không hiệu quả cũng tạo ra các khí thải có tác động lên môi trường.


6. Các loại rác thải trong bãi rác chôn lấp: góp phần tăng cường hiệu ứng nhà kính và gây biến đổi khí hậu. Các khí như methane (NH4) và CO2 được giải phóng khi các chất thải bị phân hủy, tăng cường lượng khí nhà kính trong không khí. Điều này gây ra tăng nhiệt độ toàn cầu và gây biến đổi khí hậu như nạn khô hạn, nóng lên và tăng mực nước biển. Ngoài ra Rác thải tại bãi rác chứa nhiều chất bốc hơi và khí thải gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và các loài động vật và cây cối trong khu vực.


(Mô tả ý tưởng về các tác phẩm dự thi)


Thứ 6 ngày 25 tháng 8 năm 2023. Một ngày đẹp trời tại công viên Gia Định. Vào lúc sáng sớm tinh mơ, tôi tập thể dục và vui chơi. Tôi tự đặt mình trong cuộc sống rộn rã của công viên thành phố. Những tia nắng đầu ngày vẫn chưa khẽ chạm vào đất vàng, còn sót lại ánh đèn chiếu sáng âm u trên từng con phố. Tiếng bước chân nhịp nhàng của người dân đang mở màn cho một ngày mới, nhưng trái tim tôi không khỏi xao lạc khi nhìn rõ hình ảnh những thùng rác xung quanh tôi. Nhưng điều làm tôi bất ngờ là sự lơ là của nhiều người. Dường như, họ không quan tâm đến việc vứt rác vào những chiếc thùng kín đó. Thay vì đặt những vỏ hộp, vỏ chai hay các loại rác thải khác vào thùng, họ đã để rác lan tỏa khắp công viên. Thật may, tôi đã gặp một nhóm người đáng ngưỡng mộ – những người hùng thu gom rác. Họ tự nhận mình là những người gìn giữ không gian xanh sạch đẹp của công viên và đã theo dõi những cuộc đấu tranh quả cảm của họ từ nhặt từng mảnh rác cho tới cuối hành trình của mảnh rác xấu số đó. Mỗi ngày, những anh chị đó quây quần nhặt rác từng khối từ khắp nơi. Dù việc gom rác chỉ là một phần nhỏ của quá trình quản lý chất thải, nhưng nó lại tạo nên một sự khác biệt lớn. Chính nhờ những công nhân và người dân hiểu rõ tầm quan trọng này, thành phố Hồ Chí Minh đã có bãi rác chôn lấp, nơi chứa hơn 70-80% lượng rác của cả thành phố. Đấy không chỉ là một công trình kỹ thuật, mà còn là dấu ấn về sự quyết tâm và sự đoàn kết của mỗi cá nhân trong xây dựng một môi trường sống tốt đẹp hơn.

Lại một buổi sáng mới, tôi tự hào được là một phần của số đông những người sẵn lòng làm những điều nhỏ nhặt, cống hiến cho môi trường xanh và sạch đẹp hơn. Và khi nhìn thấy ngàn xanh mát, tôi cảm nhận sự kết nối và hài lòng trong tâm hồn.

Bài thi khác